Luật di trú Mỹ có những điều khoản riêng cho các hồ sơ quá tuổi định cư (bộ luật CSPA) vẫn được đi theo đương đơn chính vì lý do thời gian thị thực bị ngâm quá lâu do Sở Di Trú (USCIS). Vậy CSPA là gì? Cách tính tuổi cspa. Hãy cùng Đậu Visa theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Vậy CSPA là gì?
CSPA hay còn được viết tắt từ Child Status Protection Act là một đạo luật cho phép thành viên trong hồ sơ đi theo đương đơn và tuổi quá 21 tuổi. Được giảm trừ đi một khoảng thời gian do hồ sơ bị ngâm và chậm xử lý tại Sở Di Trú (USCIS).
Nếu như trừ thời gian bị ngâm hồ sơ thì thành viên đi theo đương đơn chính vẫn dưới 21 tuổi. Tại thời điểm xét duyệt, thành viên đương đơn vẫn được xét duyệt mặc dù người này quá 21 tuổi.
Vậy những điều kiện nào được áp dụng tuổi CSPA khi khiếu nại quá tuổi định cư ?
Những điều kiện được áp dụng khiếu nại quá tuổi CSPA khi định cư Mỹ
Tuổi CSPA được áp dụng cho tất cả trường hợp “con” đi kèm theo đương đơn chính. Một số diện sau đây thường xuất hiện trình trạng tính tuổi CSPA:
- Con đi kèm theo của diện F3 (Con đã kết hôn/lập gia đình của công dân Mỹ). Con đi kèm theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới đây để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F3.
- Con đi kèm theo của diện F4 (Anh chị em của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu gọi người bảo lãnh bằng cô dì chú bác. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới đây để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F4.
- Con đi kèm theo của diện F2A (Con còn độc thân của thường trú nhân Mỹ). Con đi theo là cháu nội/cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới đây để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F2A.
- Con đi kèm theo của diện F1 (Con còn độc thân của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu nội/cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới đây để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F1.
Lưu ý quan trọng
Bộ luật CSPA “không áp dụng” cho các trường hợp con đi theo của các diện K1, K3 (diện K2, K4). Vì diện K không nằm trong các diện visa định cư, điền đơn I-130 như các diện bảo lãnh khác.
Vậy cách tính tuổi CSPA như thế nào là đúng?
Công thức tính tuổi CSPA cho người quá tuổi định cư
Tuổi CSPA = Tuổi thực tế (tính theo tuổi trên khai sinh) – Thời gian chờ
Thời gian chờ được tính ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh.
Ví dụ: Con của bạn hiện tại đúng tròn 21 tuổi 0 tháng. Hồ sơ bảo lãnh diện F2A của bạn được sở di trú chấp thuận sau thời gian chờ 4 năm 1 tháng kể từ ngày nộp. Thì theo đạo luật CSPA, tuổi CSPA của con bạn sẽ là 21 – 4,1 = 17 tuổi 11 tháng. Và con bạn được phép di dân sang Mỹ định cư cùng với đương đơn chính.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khác đã xảy ra tại NVC. Lãnh sự quán đã xác định sai tuổi CSPA của con bạn vì thế loại con bạn ra khỏi hồ sơ một cách oan ức. Đậu Visa có mặt ở đây để giúp bạn thực hiện thủ tục xin cứu xét CSPA đề nghị Lãnh sự quán tính toán lại tuổi CSPA của con bạn. Nhằm đảm bảo kết quả chính xác và chứng minh được con bạn vẫn đủ điều kiện để có thể được đi kèm cha/mẹ.
Đậu Visa xin lưu ý, khi đi xin khiếu nại quá tuổi CSPA nếu sau khi thực hiện tính. Kết quả cho thấy con của bạn từ 21 tuổi trở lên thì con của bạn thực sự quá tuổi quy định và dù có xin cứu xét cũng sẽ không được di dân cùng cha/mẹ.
Ứng dụng tính tuổi CPSA
Dịch vụ hướng dẫn cứu xét con đi kèm bị quá tuổi CSPA
Đối với thủ tục bảo lãnh định cư các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Thời gian bảo lãnh có thể lên đến nhiều năm và vì thế những người con phụ thuộc có thể đã đạt độ tuổi trưởng thành và không còn đủ điều kiện để được đi kèm cùng cha/mẹ nữa. Nên phải đi xin khiếu nại quá tuổi CSPA.
Điều kiện được đi kèm của đương đơn phụ thuộc là con của đương đơn chính như sau:
- Độc thân
- Dưới 21 tuổi theo đạo luật CSPA
Đạo luật CSPA là 1 sự ưu ái chính phủ Mỹ cho hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình. Đạo luật cho phép trừ bớt thời gian chờ hồ sơ được sở di trú chấp thuận đơn xin bảo lãnh ra khỏi tuổi sinh học của các người con đi kèm.