Được định cư tại Mỹ là nhu cầu của nhiều người. Hiện tại có nhiều cách để được định cư tại Mỹ bao gồm bảo lãnh vợ chồng sang định cư. Tuy nhiên, đa phần hồ sơ bảo lãnh đều không được chấp thuận. Vậy lý do vì sao tỉ lệ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ bị từ chối lại cao đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi.
Mối quan hệ không rõ ràng
Thông thường nguyên nhân đầu tiên đánh rớt hồ sơ bảo lãnh là mối quan hệ trước khi tiến hôn nhân của người bảo lãnh và người được bảo lãnh có sự thiếu chính xác hoặc không rõ ràng thiếu thuyết phục. Lần đầu gặp nhau như thế nào là câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tại Lãnh sự quán.
Những vấn đề xoay quanh lần gặp nhau đầu tiên là cơ sở để kiểm tra độ chân thật của mối quan hệ. Nguyên nhân cơ bản ở đây là đa phần các cặp vợ chồng không thể nhớ được thời điểm gặp nhau, địa điểm gặp cũng như nguyên nhân gặp gỡ.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, chưa tiến hành ly hôn vợ chồng cũ mà cầu hôn người mới và tổ chức đám cưới cũng là căn cứ đánh giá mối quan hệ không hợp lệ. Đồng thời để xác minh tính chân thật của mối quan hệ, tổ chức đám cưới là chưa đủ, các cặp vợ chồng còn cần phải chứng minh quá trình phát triển tình cảm. Đây là điểm đáng lưu ý bởi khá nhiều người thường quên mất điểm này.
Thời gian quen nhau dẫn đến tổ chức đám cưới ngắn làm gia tăng nghi ngờ của viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của hai vợ chồng. Do đó, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần gặp nhau và duy trì liên tục mối quan hệ đó để gia tăng độ tin cậy.
Một số trường hợp đặc biệt có thể dễ bị đánh rớt hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ là người bảo lãnh có cách biệt tuổi tác quá xa đặc biệt khi người bảo lãnh là phụ nữ lớn tuổi, hoặc người bảo lãnh đã từng bảo lãnh cho người khác nhưng không thành.
Không nắm rõ thông tin
Nắm rõ thông tin của vợ hoặc chồng, trả lời chính xác rành mạch giúp gia tăng niềm tin trong suốt cuộc phỏng vấn. Đa phần người được bảo lãnh không nắm bắt được thông tin về người phối ngẫu chẳng hạn đời sống hiện tại hoặc thông tin cá nhân,… Một số người bảo lãnh đã từng kết hôn, người được bảo lãnh phải nắm bắt đầy đủ thông tin xoay quanh vợ chồng trước và con riêng của người bảo lãnh. Chỉ khi nắm rõ được các thông tin trên, câu trả lời phỏng vấn mới nhất quán và tăng tính thuyết phục.
Không nhất quán trong lời khai
Ngoài các thông tin về cá nhân người bảo lãnh, người được bảo lãnh còn cần nắm bắt thông tin ghi trên chính tờ khai của mình và người bảo lãnh. Thông thường, ít người chú tâm đến thông tin ghi trong mẫu đơn I-130, I-129F, I-864,… Điều này dẫn đến trả lời không có tính nhất quán làm gia tăng nghi ngờ về thông tin đã khai.
Bản tường trình mối quan hệ của cặp vợ chồng cũng cần được nắm vững. Đây là cơ sở để LSQ xác minh tính chính xác trong các thông tin đã cung cấp trước đó.
Hồ sơ bảo lãnh yếu
Một hồ sơ bảo lãnh yếu khi người được bảo lãnh có những yếu tố “không biết” làm gia tăng khả năng đánh rớt hồ sơ, chẳng hạn:
– Không biết thông tin cá nhân của người thân của người được bảo lãnh
– Không biết tình hình công việc và tài chính của vợ hoặc chồng
– Không biết chi tiết về nơi sinh sống của vợ hoặc chồng bên Mỹ
– Người được bảo lãnh không biết tiếng Anh
– Không biết được thông tin bạn thân của vợ hoặc chồng
– Không biết thói quen và sở thích của vợ hoặc chồng
– Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước của người được bảo lãnh bao gồm vợ chồng trước và con riêng của họ
Với những lí do trên, hiện nay tỉ lệ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ bị rớt khá cao. Bạn có thể tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn bảo lãnh định cư. Đậu Visa hiện đang là một trong những cơ sở tư vấn hồ sơ bảo lãnh hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 0919324952 để biết thêm chi tiết.